Tản mạn về Truyện ngụ ngôn: THẦY BÓI XEM VOI

“...Có thể thấy một bài học sâu sắc đó chính là để đánh giá đúng một sự việc nào đó, chúng ta cần quan sát một cách toàn diện, không nên chỉ dựa vào một yếu tố mà vội kết luận.”


Ảnh minh họa
 
Một câu chuyện rất thiết thực và ý nghĩa, vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta trong thời đại hiện nay. “Nhân vô thập toàn” là điều không ai có thể chối cãi. Nhưng nếu không biết mà im lặng thì không ai nói gì, nhưng đã không chịu học, không nghiên cứu mà cứ muốn tỏ ra là kẻ thông thái, muốn nỗi tiếng thì sẽ làm trò cười cho thiên hạ và chẳng khác nào “BÓI MÙ XEM VOI”. Cổ nhân đã dạy: “Tu mà không học thì Tu mù, Học mà không Tu thì chỉ như cái đãy đựng sách”.

Người xưa thường răn dạy “phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, mục đích là nhắc chúng ta phải cẩn thận khi mở lời. Người Tu thì càng cẩn trọng khi phát ngôn, cái gì không biết thì đừng nói, thậm chí là cái mình biết rất rõ nhưng đôi khi không phải trách nhiệm của mình thì cũng không nên nói. Vì rằng “chỉ nói khi cần chẳng nói dư, thời gian niệm Phật vốn không thừa”. “Trọc đầu chưa hẳn là sư, ba vuông vải đỏ lắc lư chưa hẳn là đồng”, vì thế đừng nghỉ cứ ở trong chùa, khoác áo cà sa mà nói bậy thì oan cho Phật pháp.

Biển tri thức là vô tận, không ai học hết được. Vì thế câu nói của Leenin “Học, học nữa, học mãi” là chân lý của sự học tập, là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có kiến thức để không liều lĩnh như kẻ vô học. Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin đa chiều và bùng phát như vũ bão, lượng thông tin phát ra muôn hình vạn trạng buộc người tiếp nhận thông tin phải có sự lựa chọn. Vì vậy đa phần công chúng sẽ lựa chọn nguồn phát có tin cậy và họ thường lựa chọn các kênh thông tin chính thống; bởi vì các kênh ấy có sự kiểm duyệt theo luật báo chí của nhà nước và chịu sự giám sát của các bộ ban ngành chủ quản chứ không như các báo lá cãi hay tin vịt thường ăn theo nói leo trên các mạng xã hội. Báo chí truyền thông ngày nay phát triển là bởi có sự tương tác và phản hồi của công chúng, vì vậy khi công chúng phản hồi thì phải biết lắng nghe, sai thì sửa chứ đừng bất chấp.

Vì vậy người làm công tác báo chí truyền thông cần phải có đạo đức của người làm báo hay nói khác hơn là cái tâm trong sáng khi truyền đạt thông tin đến công chúng. Khi công chúng đã lựa chọn những kênh thông tin mà trong tâm thức họ cho là tin cậy, thế nhưng đội ngũ phóng viên không có cái tâm trong sáng, cố tình bóp méo hoặc đẩy sự việc đến một cao trào phẫn nộ cho công chúng không đúng với lương tâm, đạo đức của người làm báo thì sẽ dẫn đến ngộ nhận nguy hiểm. Vì vậy lãnh đạo tòa soạn báo phải luôn có sự quản lý và phải trang bị kiến thức, rèn luyện, tập huấn đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên của mình để tránh những điều đáng tiết như đã từng xảy ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các nhà báo trước khi cầm bút phải tự đặt câu hỏi: “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì? Viết cho ai? Viết thế nào?”. Lời dạy giản dị nhưng vô cùng sâu sắc, bởi đó chính là mục đích, động cơ làm báo; là quan điểm về đối tượng phản ánh, tuyên truyền của báo chí và phương pháp làm báo."

Cộng tác viên Đức Minh